-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Quy trình sản xuất băng cản nước pvc, cao su có những gì
30/11/2019
Cập nhật ngày: Saturday,15/02/2025
Băng cản nước bao gồm cả băng cản nước PVC và băng cản nước cao su là một hạng mục nhỏ tuy nhiên rất quan trọng trong mọi công trình xây dựng có phần ngầm tiếp xúc với nước. Vì tính chất chống thấm quan trọng của nó nên sản phẩm cần được sản xuất với tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, đạt các thông số theo tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số trong quy trình sản xuất băng cản nước.
1. Dây truyền sản xuất băng cản nước PVC gồm những gì?
Hệ sản xuất băng cản nước PVC khép kín bao gồm:
- Hệ xylo chứa nhựa nguyên liêu, hệ chứa các phụ gia và chất tạo màu
- Hệ thống gia nhiệt cho hỗn hợp
- Dây chuyển đẩy áp lực nguyên liệu vào khuôn
- Hệ thống làm mát, định hình sản phẩm
- Hệ thống đóng gói thành phẩm
2. Quy trình sản xuất băng cản nước PVC
Nhựa PVC được sản xuất ra từ quá trình sản xuất tinh chế dầu mỏ. Các đơn vị sản xuất băng cản nước chuyên nghiệp có thể mua lại PVC dưới dạng bột nhựa để bắt đầu quá trính sản xuất của mình. Các đơn vị không chuyên sâu có thể bắt đầu sản xuất từ nguyên liệu thô là hạt nhựa. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ bắt đầu xem xét quy trình sản xuất tự bột nhựa.
a. Quá trình tạo hạt nhựa từ bột nhựa.
Bước 1: Bột nhưa PVC nguyên sinh hoặc bột nhựa tái chế được các nhà sản xuất hóa chất lớn cung cấp tới các nhà sản xuất băng cản nước. Ở Việt Nam có thể mua bột nhựa Hóa chất Đức Giang, Nhựa Bình Minh ...
Bước 2: Tùy theo tính chất cơ lý yêu cầu của loại băng cản nước nhà sản xuất cần thêm các loại phụ giá vào để tạo hỗn hợp yêu cầu. Đây là công ty bí quyết của từng nhà sản xuất thông thương cũng không công bố. Một số loại phụ gia phổ biến như sau:
- Phụ gia chống tia UV.
- Phụ giá chống tĩnh điện Antistatic Masterbatch.
- Phụ gia chống ẩm.
- Phụ gia nở Blowing Agent NC
- Phụ gia tăng trắng OB1.
- Phụ gia chống cháy Flame Retardent Masterbatch.
- Phụ gia trợ gia công PPA.
- Phụ gia chống dính Antiblock masterbatch.
- Dầu hóa dẻo và một số phụ gia nhỏ khác ...
Bước 3: Gia công hạt nhưa trên máy tạo hạt nhựa chuyên dụng. Công đoạn này thông thường được tự động hóa hoàn toàn bằng máy. Các công đoạn bao gồm trộn hỗn hợp, thêm phụ gia tạo màu, gia nhiệt , tạo hình, làm nguội và đóng gói.
b. Tạo hình băng cản nước.
Bước 1: Trên dây truyền sản xuất băng cản nước hạt nhưa là nguyên liệu đầu vào. Công đoạn này nhà sản xuất có thể thêm một số loại phụ gia nữa để tăng cường tính chất cơ lý của sản phẩm ( cái này là công thức riêng của nhà sản xuất ).
Bước 2: Trộn vật liệu bằng hệ thông trộn cơ học.
Bước 3: Gia nhiệt để để tạo hỗn hợp trước khi chạy qua khuôn.
Bước 4: Đùn ép qua khuôn để định hình sản phẩm theo từng mã hàng.
c. Làm nguội
Băng cản nước sau khi được tạo hình sẽ tự động chạy qua hệ thống làm mát để định hình sản phẩm. Hệ thống này thông thường là 1 bể chưa chất làm mát, thông thường là nước sạch.
d. Hoàn thiện và đóng gói sản phẩm
Sau khi được làm mát để định hình hệ thống sẽ chạy qua khu vực hoàn thiện và đóng gói bao gồm các bước sau:
- Hệ dập đột để đục lỗ và đóng khuyên cho sản phẩm.
- Hệ đo đạc và cắt theo chiều dài thiết kế của sản phẩm.
- Hệ quấn sản phẩm theo cuộn và thít dây đai đóng gói
- Và cuối cùng là hệ thông bọc màng co cho sản phẩm.
3. Dây truyền sản xuất băng cản nước Cao Su thì sao?
Về cơ bản việc sản xuất băng cản nước cao su gần giống với băng cản nước PVC. Tuy nhiên băng cản nước cao su thông thường được thiết kế dầy hơn dẫn tới quá trình sản xuất sẽ lâu hơn một chút, các công đoạn định hình sản phẩm làm nguội và đóng gói cũng mất nhiều thời gian hơn
4. Điều gì quyết định chất lượng sản phẩm băng cản nước
Tất cả các khâu trong chu trình sản xuất đều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cụ thể như sau:
- Chất liệu: Băng cản nước tốt nhất là loại được sản xuất từ nhựa PVC nguyên sinh 100% không qua tái chế, có độ đàn hồi tốt và khả năng chịu nhiệt cao.
- Kích thước: Băng cản nước phải đáp ứng các quy định về chiều rộng, chiều dày và chiều dài theo tiêu chuẩn TCVN 9407:2014 - Vật liệu chống thấm - Băng chặn nước (băng cản nước) PVC.
- Độ cứng: Băng cản nước phải có độ cứng phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của từng loại khe cần chống thấm. Độ cứng được đo bằng đơn vị Shore A theo TCVN 9407:2014.
- Cường độ chịu kéo và độ giãn: Băng cản nước phải có cường độ chịu kéo cao để không bị rách khi bê tông co ngót hoặc co giãn. Cường độ chịu kéo được đo bằng đơn vị MPa theo TCVN 9407:2014. Băng cản nước cũng phải có độ giãn tốt để có thể thích ứng với các biến dạng của khe. Độ giãn được đo bằng tỷ lệ phần trăm theo TCVN 9407:2014.
Mọi thắc mắc về các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm liên hệ ngay với các chuyên gia chúng tôi để được giải đáp.
LIÊN HỆ TƯ VẤN - BÁO GIÁ - MUA HÀNG
CÔNG TY TNHH TM & DV USS VIỆT NAM
- Điện thoại/Hotline: 084 462 1111 - 0906 191 027
- USS Hà Nội (VPGD & cửa hàng): 54 Võ Chí Công, P.Nghĩa Đô, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
589 Nguyễn Hoàng Tôn, Q Bắc Tử Liêm, TP Hà Nội.
- USS Hồ Chí Minh (Chi nhánh): 1177 Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.Hồ Chí Minh
- Email: ussvietnam99@gmail.com
YÊN TÂM MUA HÀNG TẠI USS VIỆT NAM
- Đại lý phân phối chính hãng.
- Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm.
- Giá luôn tốt nhất. Hỗ trợ và hậu mãi sau bán hàng tốt nhất.
- Thanh toán linh hoạt: tiền mặt, chuyển khoản,...
- Mua hàng từ xa. Hỗ trợ giao hàng toán quốc.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.